banner
Thứ 6, ngày 17 tháng 5 năm 2024
Đánh giá thu hút đầu tư nước ngoài khu vực miền Trung - Tây Nguyên tháng 4 năm 2018
5-7-2018

Theo số liệu của Hệ thống thông tin quốc gia về Đầu tư nước ngoài, Tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2018, cả nước có 883 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 3,55 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017; có 303 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,24 tỷ USD, bằng 51,5% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 4 tháng đầu năm 2018 giảm so với cùng kỳ năm 2017 do trong 4 tháng đầu năm 2017 đã cấp điều chỉnh dự án Samsung Display Việt Nam tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD và cấp mới dự án Dự án đường ống đẫn khí Lô B - Ô Môn tại Kiên Giang với vốn đầu tư 1,27 tỷ USD

Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 8,06 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo lĩnh vực đầu tư:

Trong 4 tháng đầu năm 2018 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với tổng số vốn đạt 4,52 tỷ USD, chiếm 56,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 4 tháng đầu năm 2018. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 807,5 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 779 triệu USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký...

Theo đối tác đầu tư:

Trong 4 tháng đầu năm 2018 có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 2,32 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 1,29 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 808 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư...

Theo địa bàn đầu tư:

Trong 4 tháng đầu năm 2018 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh thành phố, trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký là 1,92 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 1,03 USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 746 triệu USD chiếm 9,25% tổng vốn đầu tư...

Một số dự án lớn được cấp phép trong tháng 4 năm 2018 là:

- Dự án nhà máy LG Innitek Hải Phòng (Hàn Quốc), cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 01/9/2016 với mục tiêu Sản xuất mô đun Camera điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 501 triệu USD.

- Dự án Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam (Trung Quốc), cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 20/3/2014 với mục tiêu sản xuất giày và quần áo thể thao tại Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn thêm 260 triệu USD.

- Dự án Nidec Shimpo Việt Nam (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu phát triển, sản xuất, kinh doanh máy giảm tốc cỡ nhỏ có độ chính xác cao tại Hà Nội.

- Dự án Nidec Techno Motor  Việt Nam (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu phát triển, sản xuất và kinh doanh mô-tơ điện một chiều không chổi than tại Hà Nội.

- Dự án nhà máy điện gió Hanbaram, cấp phép ngày 7/2/2018, tổng vốn đầu tư 150 triệu USD do Singapore đầu tư tại Ninh Thuận với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng tái tạo

Riêng 13 tỉnh thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên trongtháng 4 năm 2018 thu hút được 52 dự ánFDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 200,4 triệu USD, chỉ đạt 84% về số dự án và 86,22%về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Tình hình đầu tư nước ngoài khu vực MT-TN tháng 4 năm 2018

Trong tháng 4 năm 2018, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 8/13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong đó dẫn đầu về thu hút FDI là Thành phố Đà Nẵng với 71,6 triệu USD vốn đăng ký mới, chiếm 35,74%tổng vốn đầu tư. Tỉnh Quảng Nam đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới 63,68 triệu USD (chiếm 31,78%). Tỉnh Đăk Nôngđứng thứ 3 với hơn 48,75triệu USD vốn đăng ký cấp mới (chiếm 24,33%).

Trong tháng 4 năm 2018, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trong đó dẫn đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 95,69 triệu USD, xếp thứ hai là nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 80,38 triệu USD.

Các đối tác đầu tư tại MT-TN tháng 4 năm 2018

Trong tháng 4 năm 2018, lĩnh vực Công nghiệp chế biến chế tạolà lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực miền Trung - Tây Nguyên với 14 dự án đầu tư mới và tổng số vốn đầu tư đăng kýtrên 75,5 triệu USD, chiếm đến 37,68% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả khu vực. Lĩnh vực vận tải kho bãiđứng thứ 2 với 3 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký trên 50,35 triệu USD (chiếm 25,12%). Đứng thứ 3 là lĩnh vực Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòavới tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 48,75triệu USD (chiếm 24,33%).

Tình hình đầu tư nước ngoài khu vực MT-TN tháng 4 năm 2018

theo lĩnh vực đầu tư

Lũy kế từ 1988–4.2018, 13 tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã thu hút được 1.259 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 24,52tỷ USD, chiếm 4,93% về số dự án và 7,63% về vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thu hút được 944dự án với tổng vốn đăng ký 14,94 tỷ USD, chiếm đến 60,94% của toàn khu vực.

Tình hình đầu tư nước ngoài khu vực MT-TN

1988–4.2018

Một số dự án FDI tiêu biểu được cấp phép trong tháng 4 năm 2018tại khu vực miền Trung Tây Nguyên:

- Dự án NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI TRÚC SƠN - 44,4MWPcủa nhà đầu tư Nhật Bản tại Thôn 5, xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút, Tỉnh Đắk Nông với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 48,75 triệu USD

- Dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHỤ TÙNG Ô TÔ CTR VINA của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Tam Thăng, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 27,2 triệu USD

- Dự án TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHO NGOẠI QUAN VK KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng (25 triệu USD);

- Dự án ĐẠI LÝ OKAYAMA TOYOPET TẠI ĐÀ NẴNG của nhà đầu tư Nhạt Bản tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng (20 triệu USD);

Theo: Hồng Loan - http://centralinvest.gov.vn

 

 

BBT (TH)
Số lượt xem:857

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 14 Số người online:
TNC Phát triển: